Tìm kiếm

Chăn nuôi và Thú y

Chăn nuôi và Thú y

Công tác Kiểm dịch vận chuyển, Kiểm soát giết mổ, Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y trong tháng 2/2023

1. Công tác kiểm dịch vận chuyển:

Đã thực hiện được 184 hồ sơ (183 hồ sơ động vật, 01 hồ sơ SPĐV). Kiểm dịch được 1.636 con trâu bò; 5.506 con lợn thịt; 23.600 con gia cầm; 2.470 con dê; 1.113 con chó và 20.500 kg SPĐV.

2. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y:

Đã kiểm tra, kiểm soát giết mổ được 10.740 con lợn thịt; 1.060 con trâu bò; 200 con dê và 21.120 con gia cầm.

BÁO CÁO Kết quả sử dụng Kit nhanh xét nghiệm Salbutamol tại cơ sở giết mổ gia súc

Tính đến ngày 28/02/2023, Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố, thị xã đã tổ chức kiểm tra gia súc (bò, lợn) của 78 hộ giết mổ tại 35 cơ sở giết mổ (CSGM) động vật (gồm 09 CSGM động vật tập trung và 26 CSGM động vật nhỏ lẻ); Số lượng mẫu nước tiểu lấy kiểm tra: 105 mẫu (72 mẫu nước tiểu bò và 33 mẫu nước tiểu lợn). Kết quả kiểm tra test nhanh, 105 mẫu nước tiểu (bằng 100%)  âm tính với chất cấm Salbutamol. Cụ thể như sau:

TT

Đơn vị

Số lượng mẫu kiểm tra Đợt 1
(từ 18/01 - 20/01/2023)

Số lượng mẫu kiểm tra Đợt 2
(từ 27/01 - 31/01/2023)

Số lượng mẫu kiểm tra

Đợt 3
(từ 01/02 - 25/02/2023)

Số mẫu đã kiểm tra

Số mẫu lấy kiểm tra theo Kế hoạch

Chưa thực hiện

Lợn

Lợn

Lợn

1

Hải Lăng

0

4

0

3

0

3

10

10

0

2

TX Quảng Trị

2

5

1

1

2

1

12

20

8

3

Triệu Phong

2

2

1

2

1

2

10

10

0

4

TP Đông Hà

2

1

2

2

2

2

11

20

9

5

Gio Linh

0

4

0

3

0

3

10

10

0

6

Vĩnh Linh

2

2

2

2

2

2

12

20

8

7

Cam Lộ

2

5

2

4

2

5

20

20

0

8

Hướng Hóa

2

5

2

4

2

5

20

20

0

Cộng

12

28

10

21

11

23

105

130

25

Tại địa bàn huyện Vinh Linh, thành phố Đông Hà, thị Quảng Trị, do số lượng bò nuôi chờ giết mổ tại CSGM của các hộ giết mổ ít không đủ số lượng lấy mẫu kiểm tra nên còn 25 Kit test nhanh chất cấm Salbutamol chưa sử dụng để kiểm tra theo Kế hoạch đã ban hành tại Công văn số 24/CNTY – KD, ngày 13/01/2022 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Trị về việc triển khai sử dụng Kit test nhanh xét nghiệm chất cấm Salbutamol tại các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Hiện tại còn 25 Kit test nhanh chất cấm Salbutamol tại Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Vinh Linh, thành phố Đông Hà, thị Quảng Trị và 70 Kit chưa cấp sẽ tiếp tục triển khai thực hiện kiểm tra ở những đơn vị chưa sử dụng hết Kit test. Đồng thời, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Trị sẽ có kế hoạch kiểm tra trâu, bò nhập khẩu tại Khu cách ly kiểm dịch của Công ty TNHH 79 Thịnh Phát khi Công ty thực hiện nhập khẩu trâu, bò về Khu cách ly trở lại.

Công tác kiểm dịch, Kiểm soát giết mổ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong tháng 1/2023

1. Công tác kiểm dịch vận chuyển:

Đã thực hiện được 334 hồ sơ (333 hồ sơ động vật, 01 hồ sơ SPĐV). Kiểm dịch được 796 con trâu bò; 11.596 con lợn thịt, trong đó có  904 con từ tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình vận chuyển về điểm trung chuyển của Công ty CP tại thành phố Đông Hà và 10.692 con lợn được nuôi trên địa bàn tỉnh; 56.600 con gia cầm; 39 con dê; 5.148 con chó và 17.000 kg SPĐV.

2. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y:

Đã kiểm tra, kiểm soát giết mổ được 17.239 con lợn thịt; 1.607 con trâu bò; 172 con dê và 28.070 con gia cầm.

TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRONG THÁNG 1/2023

1. Tình hình dịch bệnh động vật

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi: Trong tháng, bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tiếp tục xảy ra ở 53 hộ, 22 thôn,  21 xã của 05 huyện (Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và Hướng Hóa), với tổng số 158 con (53 nái, 64 lợn thịt, 41 lợn sữa) bị bệnh, chết buộc chôn hủy, trọng lượng tiêu hủy 9.977 kg (nái: 7.718 kg, thịt: 2.108 kg, 151 kg). Quy trình chôn hủy được thực hiện đúng quy định có sự giám sát của cơ quan thú y.

Như vậy, đến nay trên địa bàn tỉnh còn 25 xã của 05 huyện (Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và Hướng Hóa) có bệnh DTLCP chưa qua 21 ngày.

2. Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật

- Tham mưu UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành các văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT.

-  Lấy mẫu gửi xét nghiệm tại các địa phương mới xuất hiện dịch, tái phát dịch sau 21 ngày.

- Tiêu hủy lợn bệnh theo quy định.

- Cấp hóa chất tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, chuồng trại.

- Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố và thị xã tăng cường đi kiểm tra, bám sát địa bàn, kịp thời nắm bắt tình hình dịch bệnh; cùng với chính quyền địa phương hướng dẫn, tuyên truyền cho bà con nông dân các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Tình hình dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong tháng 12/2022

1. Tình hình dịch bệnh

Hiện nay, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh ổn định, không ghi nhận các ổ dịch mới phát sinh.

Mặc dù tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đã được kiểm soát, tuy nhiên hiện nay thời tiết mưa, rét; sức đề kháng của vật nuôi giảm, môi trường ẩm ướt thuận lợi cho sự phát triển của tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, đây là thời điểm cuối năm nhu cầu vận chuyển gia súc, gia cầm tăng cao để phục vụ cho Tết Nguyên Đán nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất lớn nếu người dân chủ quan, không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, đặc biệt là công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm.

2. Công tác tiêm phòng

Ngày 28/7/2022, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ban hành Thông báo số 461/TB-CNTY-QLDB về việc tiêm phòng gia súc, gia cầm vụ Thu năm 2022; theo đó Chi cục đã cung ứng vắc xin để các Trạm tổ chức triển khai tiêm phòng. Tính đến ngày 15/12/2022 số liệu tiêm phòng cụ thể như sau:

- Vắc xin Kép lợn được 141.382 liều, đạt 110,3% kế hoạch;

- LMLM trâu, bò được 40.250 liều, đạt 67,8% kế hoạch;

- Vắc xin Dại chó bổ sung được 2.249 liều;

- THT trâu, bò bổ sung được 11.480 liều;

- VDNC trâu, bò được 36.500 liều, đạt 59,93% kế hoạch;

- Vắc xin cúm gia cầm được 1.257.415 lượt con.

Công tác Chăn nuôi trong tháng 12/2022

Sản xuất chăn nuôi đang khôi phục và phát triển, nhiều dự án chăn nuôi bắt đầu đi vào hoạt động là động lực cho ngành chăn nuôi phát triển trong thời gian tới

- Tình hình sản xuất chăn nuôi trong tháng 12: Chăn nuôi phát triển ổn định, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 5.294 tấn (lũy kế đến tháng 12 ước đạt 56.306 tấn).

- Tổng đàn gia súc gia cầm:

+ Đàn trâu: 20.521 con;

+ Đàn bò: 55.980 con;

+ Đàn gia cầm: 3.858.200 con;

+ Đàn lợn: 204.504 con (trong đó đàn lợn nái ước tính 32.400 con).

Giá thịt lợn hơi xuất chuồng dao động từ 60.000-65.000 đ/kg nên công tác tăng đàn, tái đàn lợn của người chăn nuôi có sự thuận lợi hơn.

Công tác Kiểm dịch vận chuyển, Kiểm soát giết mổ tháng 12/2022

1. Công tác kiểm dịch vận chuyển:

Đã thực hiện được 393 hồ sơ kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh. Kiểm dịch được 2.997 con trâu bò, trong đó có 2.542 con bò nhập khẩu và 455 con trâu, bò nuôi trên địa bàn tỉnh; 14.222 con lợn thịt, trong đó có  428 con từ tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình vận chuyển về điểm trung chuyển của Công ty CP tại thành phố Đông Hà và 13.794 con lợn được nuôi trên địa bàn tỉnh94.400 con gia cầm; 2.095 con chó; 1.523 con dê và 15.000 kg sản phẩm động vật.

2. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y:

Đã kiểm tra, kiểm soát giết mổ 14.374 con lợn thịt; 1.385 con trâu bò; 170 con dê và 29.230 con gia cầm.

Tình hình sản xuất chăn nuôi trong tháng 11

Tình hình sản xuất chăn nuôi trong tháng 11:

Chăn nuôi phát triển ổn định, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 4.600 tấn (lũy kế đến tháng 11 ước đạt 51.000 tấn).

- Tổng đàn gia súc gia cầm:

+ Đàn trâu: 20.730 con;

+ Đàn bò: 56.850 con;

+ Đàn gia cầm: 3.797.000 con;

+ Đàn lợn: 187.500 con (trong đó đàn lợn nái ước tính 32.400 con).

- Tình hình thực hiện công tác trong tháng 11:

+ Triển khai công tác kiểm tra điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô vừa và nhỏ năm 2022 trên địa bàn tỉnh;

+ Thực hiện đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, các công văn theo yêu cầu của Bộ, Cục, UBND Tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT;

+ Tham mưu các văn bản chỉ đạo điều hành, giải quyết kịp thời các đề nghị, đề xuất của các đơn vị, các huyện, thành phố, thị xã, các tổ chức có liên quan.

+ Theo dõi tình hình sản xuất chăn nuôi, thị trường chăn nuôi trên địa bàn tỉnh;

Công tác Kiểm dịch vận chuyển, Kiểm soát giết mổ, Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y trong tháng 10

1. Công tác kiểm dịch vận chuyển:

Đã thực hiện được 407 hồ sơ kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh. Kiểm dịch được 3.163 con trâu bò, trong đó có 2.388 con bò nhập khẩu và 775 con trâu, bò nuôi trên địa bàn tỉnh; 13.706 con lợn thịt, trong đó có  1.395 con từ tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình vận chuyển về điểm trung chuyển của Công ty CP tại thành phố Đông Hà và 12.311 con lợn được nuôi trên địa bàn tỉnh; 151.700 con gia cầm; 3.085 con chó; 2.588 con dê và 20.000 kg sản phẩm động vật.

2. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y:

Đã kiểm tra, kiểm soát giết mổ 13.418 con lợn thịt; 1.182 con trâu bò; 140 con dê và 24.960 con gia cầm.

Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống đói rét và dịch bệnh bảo đảm bảo an toàn cho vật nuôi mùa mưa bão

       Theo Cơ quan khí tượng thủy văn Trung ương dự báo, năm 2022, tuy bão và áp thấp nhiệt đới ít hơn trung bình nhiều năm nhưng nguy cơ xảy ra các hiện tượng thiên tai cực đoan, bất thường, trái quy luật sẽ diễn biến rất phức tạp; đặc biệt, tổng lượng mưa cao hơn mức trung bình dự kiến sẽ gây ngập, do tác động của biến đổi khí hậu, nền nhiệt năm nay có xu hướng thấp hơn năm trước từ 0,5-1oC, có thể xảy ra nhiều đợt rét đậm, rét hại làm ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất chăn nuôi. Để chủ động triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống đói, rét và dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại cho đàn vật nuôi mùa mưa bão, Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn các biện pháp phòng, chống đói rét và dịch bệnh bảo đảm bảo an toàn cho vật nuôi mùa mưa bão:

Chủ động hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật phòng, chống đói rét và dịch bệnh đảm bảo an toàn cho vật nuôi mùa mưa bão với những nội dung chủ yếu sau:

a. Trước khi mưa bão, lũ lụt.

- Tích cực chăm sóc đàn vật nuôi để tăng khả năng chống chịu đối với tác động do thay đổi lớn về thời tiết.

- Với những ngày mưa rét: Không được thả rông vật nuôi, nuôi nhốt vật nuôi trong chuồng kín gió, nền chuồng khô ráo; có giải pháp giữ ấm cho vật nuôi như sưởi ấm vào ban đêm, mặc áo chống rét bằng bao tải, áo rơm hoặc chăn cũ,... để giữ ấm cho vật nuôi vào những ngày nhiệt độ xuống thấp. Không cọ rửa chuồng hoặc tắm cho lợn vào những ngày mưa rét nhiệt độ xuống dưới 150C.

- Đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt:

+ Không làm chuồng trại chăn nuôi gần bờ sông để tránh sạt lở đất; cần chủ động nâng cao nền chuồng, làm chuồng tránh lũ, lụt, kiểm tra và giằng chống chuồng trại đảm bảo độ vững chắc nhằm đề phòng bão, lũ; 

+ Chủ động cải tạo, gia cố, che chắn, đảm bảo chuồng trại đủ ấm, không bị gió lùa, mưa hắt làm ẩm, ướt nền chuồng; 

+ Tăng cường sưởi ấm cho vật nuôi bằng các biện pháp như thắp bóng điện công suất lớn, ủ trấu, đốt lửa, làm chuồng úm cho gia súc non theo mẹ trong những ngày rét đậm, rét hại;

+ Làm sàn kê cao và căn cứ vào số lượng, loại vật nuôi, lượng thức ăn tiêu thụ/ngày để lập kế hoạch dự trữ thức ăn đầy đủ tối thiểu 15 ngày cho vật nuôi; 

+ Nước uống: dự trữ nước sạch, tu sửa máy bơm, hệ thống dẫn nước đảm bảo nguồn cung dự phòng kịp thời;

+ Kiểm tra, khai thông hệ thống thoát nước của khu vực chuồng trại như hệ thống thoát nước thải, nước mưa, nơi chứa chất thải rắn, nhằm hạn chế ô nhiễm khi mưa to hoặc ngập lụt; 

- Đối với những vùng bị ngập lụt.

+ Kiểm đếm đánh giá hiện trạng vật nuôi, xuất bán kịp thời khi đến tuổi, đủ trọng lượng xuất bán; hướng dẫn giảm đàn vật nuôi tại những nơi có nguy cơ (bán, giết mổ… gia súc, gia cầm thịt và gia cầm con; loại thải gia súc, gia cầm sinh sản kém phẩm chất, già yếu) trước khi lụt bão xảy ra; 

+ Những nơi có nguy cơ sạt lở đất, lũ, lụt kéo dài, cần chuẩn bị phương án di dời đàn vật nuôi đến những nơi an toàn, trên những vùng đất cao, làm chuồng che chắn cẩn thận, dự trữ đầy đủ thức ăn và bảo quản thức ăn khô ráo, không bị ẩm mốc, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi uống; bố trí máy phát điện để cung cấp kịp thời khi mất điện lưới cho các lò ấp trứng giống, đảm bảo có con giống chất lượng để tái đàn; Chuẩn bị vật tư để làm lán trại di dời vật nuôi ra khỏi vùng nguy cơ và có phương án phòng chống đói rét; 

+ Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng và nâng cao chất lượng khẩu phần ăn cho vật nuôi để tăng sức đề kháng; chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của cán bộ thú y tại địa phương;

+ Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi như: hố ủ 

phân, bể lắng, công trình khí sinh học (biogas); 

+ Tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi: vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi; định kỳ phun sát trùng trong và ngoài chuồng 

nuôi để phòng bệnh. 

b. Trong mưa bão, lũ lụt.

- Thường xuyên theo dõi thời tiết, kiểm tra chuồng trại, điều kiện chăn nuôi và sức khỏe đàn vật nuôi để có phương án chăm sóc, hỗ trợ và di dời nếu cần thiết. 

- Di dời đàn vật nuôi đến vị trí không bị úng ngập bằng các phương tiện vận chuyển nhưng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối đến tính mạng cho con người và sức khỏe của vật nuôi. 

- Không tập trung vật nuôi trên đường giao thông gây cản trở giao thông và ô nhiễm môi trường. 

- Làm nhà tạm cho vật nuôi: làm lều bạt, lán trại và có phương án kiểm soát vật nuôi; có giải pháp giữ ấm cho đàn vật nuôi trong điều kiện thời tiết mưa, lạnh kéo dài. 

- Công tác phòng chống dịch bệnh: 

+ Thực hiện tốt khâu chăm sóc, nuôi dưỡng sẽ làm tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu cho vật nuôi; thường xuyên vệ sinh, tiêu độc chuồng trại và môi trường xung quanh sẽ làm giảm nguy cơ lây lan và bùng phát các dịch bệnh  nguy hiểm trên đàn vật nuôi; nước rút đến đâu, dọn vệ sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc, diệt mầm bệnh đến đó; 

+ Đối với những vật nuôi có nhu cầu vận chuyển từ nơi này qua nơi khác, cần thực hiện tốt quy trình vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển để đảm bảo an toàn dịch bệnh; 

+ Đối với xác vật nuôi chết: Phương pháp hiệu quả nhất là đốt xác vật chết, phun thuốc diệt côn trùng hoặc thuốc sát trùng hoặc tưới dầu hỏa lên xác vật chết, chống các loài ăn thịt và côn trùng xâm nhập, đợi khi nước rút thì đem chôn lấp. 

c. Sau mưa bão, lũ lụt.

 Sau lũ lụt, khi nước rút cần quét dọn, vệ sinh chuồng trại, bãi chăn, thu gom rác thải… rồi tiến hành phun khử trùng tiêu độc bằng các chất sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh trong nền chuồng và bãi chăn thả. Nhanh chóng đưa gia súc, gia cầm vào chuồng khô và ấm. Thay hoặc bổ sung đệm lót khô cho vật nuôi. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa cho vật nuôi.

Phản ánh mới

Phản ánh bình thường

Đường có nhiều hố sụt lún gây mất an toàn cho người tham gia giao thông

Đầu đường Phạm Hồng Thái, phường Đông Lương, thành phố Đông Hà có nhiều "ổ gà" nằm ngay giữ đường gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Mong chính quyền sớm xử lý để đảm bảo an toàn cho người dân. Cảm ơn!

23/03/2023 15:01

Tỉnh Quảng Trị
Phản ánh khẩn

Bỏ bát hương, đồ thồ cúng đã dùng ở ngã tư gây mất an toàn giao thông

Đoạn đường ngay Ngã tư Sòng, ý thức của người dân quanh khu vực này quá tệ khi vứt bàn thờ ông địa và các vật dụng thờ cúng trên đường, gần sát cột đèn tín hiệu giao thông gây anh hưởng đến giao thông đi lại của người dân, vừa mất mỹ quan. Đề nghị chính quyền xử lý gấp.

22/03/2023 20:29

Ngã Tư sòng, xã thanh An, Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Phản ánh khẩn

Đèn tín hiệu giao thông không hoạt động gây mất an toàn giao thông

Đèn tín hiệu giao thông tại điểm giao nhau giữa Quốc lộ 1A và đường Hoàng Diệu, thành phố Đông Hà đã không hoạt động mấy ngày nay gây mất an toàn giao thông. Đề nghị chính quyền sớm khắc phục để đảm bảo an toàn cho người dân đi lại. Cảm ơn!

22/03/2023 17:53

Tỉnh Quảng Trị
Phản ánh bình thường

Đèn tín hiệu giao thông không hoạt động gây mất an toàn giao thông

Đèn tính hiệu giao thông không hoạt động tại số 51 Trần Hưng Đạo, trước sở Thông tin và Truyên Thông, thành phố Đông Hà. Đề nghị chính quyền sớm xử lý. Cảm ơn!

22/03/2023 17:52

Tôn Thất Thuyết, Tp. Đông Hà Quảng Trị
Phản ánh bình thường

Dây điện kéo ngang qua nhà gây mất an toàn

Đường dây điện kéo ngang qua nhà, tiếp xúc với nhà dễ gây chạm chập, mất mỹ quan. Địa chỉ 05 Hùng Vương, Phường 1, Đông Hà, Quảng Trị.

22/03/2023 17:52

169 Tran Hung Dao Street, Phường 1, Thành phố Đông Hà, Quảng Trị
Xem thêm 

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG

Thông tin tuyên truyền Xem thêm